Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Dứt khoát di dời một số cơ sở gốm sứ tại Bình Dương

Hàng trăm cơ sở sản xuất gốm sứ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang được tỉnh tuyên truyền, vận động chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư để phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương.

Ngành gốm vẫn sẽ được bảo tồn và phát huy

Nghề gốm sứ Bình Dương là tinh hoa của đất Việt vì vậy việc bảo tồn và phát huy nó chính là việc “giữ lửa” cho nghề truyền thống đang bị mai một tại đây.

Dứt khoát di dời một số cơ sở gốm sứ tại Bình Dương 1

Để làm được điều đó, vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường Tp. Thủ Dầu Một đã có những kế hoạch nhằm bảo tồn lò gốm hàng trăm năm tuổi - Lò lu Đại Hưng.

Lò lu Đại Hưng được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 4715/QĐ-UBND. Tuy nhiên trải qua thời gian, có những thời điểm khó khăn tưởng như Lò lu Đại Hưng không thể nào trụ vững được. Lò vẫn giữ cách thức sản xuất gốm thủ công truyền thống, đó là không sử dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại (trừ khâu làm đất).

Ngoài việc giữ gìn và bảo tồn các lò gốm lớn thì cơ quan chức năng của Tp. Thủ Dầu Một cũng đã tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của 13 cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn phường Hiệp An, phường Tương Bình Hiệp. Từ đó, quyết định báo cáo tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi công năng sản xuất đối với các cơ sở nói trên.

Cơ quan chức năng thành phố đã tuyên truyền, vận động các cơ sở gốm sứ ngưng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời cơ sở gốm sứ ra khỏi khu dân cư trên địa bàn. Từ năm 2007, các địa phương trong tỉnh đã bắt đầu tiến hành triển khai quyết định này.

Dứt khoát di dời một số cơ sở gốm sứ tại Bình Dương 2

Để hỗ trợ cho việc di dời hoặc chuyển đổi này, các đối tượng sẽ được cơ quan chức năng hỗ trợ đó là: Các hộ kinh doanh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có mặt trên địa bàn Tp. Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên.

Để bảo tồn và phát huy ngành gốm sứ tại đây, UBND tỉnh quyết định địa điểm đầu tư mới của các cơ sở sản xuất gốm sứ tại Cụm công nghiệp Đất Cuốc thuộc huyện Bắc Tân Uyên và một số địa điểm khác.

Nhưng kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Một số cơ sở sản xuất gốm sứ nhỏ lẻ trên địa bàn thị xã Thuận An, Tp. Thủ Dầu Một… vẫn còn tình trạng sử dụng củi nung lò. Có những lò chỉ hoạt động cầm chừng do sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, thiếu môi trường, mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng… vì vậy lợi nhuận không cao, không đem lại hiệu quả kinh tế.

Dứt khoát di dời một số cơ sở gốm sứ tại Bình Dương 3

Những sản phẩm của các cơ sở gốm này đã trở nên lạc hậu, không theo kịp dòng chảy của thị trường. Vì vậy việc sắp xếp hoặc chuyển đổi ngành nghề các lò gốm này là cần thiết, giúp ngành gốm của tỉnh nâng cao sức cạnh tranh và hướng đến việc đưa sản xuất gốm sứ theo hướng chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Ông Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, tỉnh dứt khoát di dời các cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa phương. Mặc dù ngành gốm cần được bảo tồn và phát huy, nhưng những cơ sở sản xuất gốm nhỏ lẻ hiện nay hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh, do vậy sẽ phải di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề.

Xem thêm: