Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Tìm hiểu về bệnh vảy nến ở trẻ em

Bệnh vảy nến ở trẻ em là căn bệnh da liễu gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Mặc dù không nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thế nhưng vẫn có những trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi và trẻ sơ sinh vẫn có khả năng mắc phải căn bệnh da liễu này.

Vảy nến ở trẻ em là gì?

Vảy nến là tình trạng da bị tổn thương, lớp da trở nên dày hơn, sưng đỏ và thường bị bong tróc các vảy trên bề mặt da. Các lớp vảy này trông giống như vụn sáp nến. Bệnh bị gây nên bởi tốc độ phát triển và đào thải các tế bào da diễn ra quá nhanh. Những tế bào da chết này tích tụ lâu trên da sẽ gây nên tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy.

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da của trẻ. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở da đầu, khuỷu tay, lưng bụng và đầu gối,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng, biến chứng thành các bệnh khác vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé.

Vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện hầu hết do gen di truyền từ bố hoặc mẹ. Trẻ em có cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa bé khác. Trường hợp cả bố và mẹ bé đều có tiền sử bị vảy nến, trẻ có khả năng mắc bệnh lên đến 50%.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ

Vảy nến trên trẻ có thể ở nhiều thể khác nhau và gây ra những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, những đứa bé khi bị mắc bệnh vảy nến thường có những dấu hiệu tổn thương da cơ bản dưới đây:

- Da bé xuất hiện các vùng bị tổn thương, phồng rộp, sưng tấy. Nhấn vào thì màu đỏ sẽ biến mất nhưng khi thả tay ra, vùng da bị tổn thương lại nổi đỏ. Bề mặt của da có các lớp vảy màu trắng hoặc màu bạc bong tróc gây ngứa ngáy.

Khi gặp dấu hiệu này, cha mẹ bé cần lưu ý kiểm tra kỹ và đưa con đến khám tại các cơ sở y tế. Bởi có rất nhiều người đã tưởng rằng đây chỉ là dấu hiệu của tình trạng da bị hăm. Đến khi bệnh trở nặng mới điều trị thì không kịp.

- Vùng da bị tổn thương bị khô, gây tình trạng nứt nẻ và dễ chảy máu.

- Xung quanh vùng da bị tổn thương này có dấu hiệu của sự nóng lên, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

- Móng tay, móng chân của các con có hiện tượng sần sùi, xuất hiện các đường lăn hoặc các chấm lỗ nhỏ, sâu.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng khó lường

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng khó lường

Khi mắc bệnh vảy nến, các dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng. Bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ vào từng thời điểm. Sau đó, nó có dấu hiệu thuyên giảm bệnh nhưng không thể dứt điểm. Bệnh này có thể quay trở lại và bùng phát vào một thời điểm nào đấy.

Thời điểm vảy nến xuất hiện rất khó để phát hiện. Ngoài ra, ngay cả bác sĩ cũng không thể lường được mức độ bệnh có thể xảy ra. Chính vì vậy, cách tốt nhất đó là dùng các loại thuốc đặc trị vảy nến để ngăn cản sự phát triển và bùng phát của căn bệnh này.

Phương pháp điều trị

Vảy nến cho tới bây giờ vẫn là một bệnh mãn tính không có thuốc điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bác sĩ chỉ có thể can thiệp để cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của vảy nến. Đối với trẻ nhỏ, có thể sử dụng một số các phương pháp điều trị dưới đây.

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Việc điều trị bằng ánh sáng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn so với điều trị bằng thuốc bôi. Phương pháp này có thể sử dụng cả ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng do vảy nến gây ra. Hiện nay, đã có phương pháp điều trị bằng tia laser.

Việc tiếp xúc với ánh sáng không đúng cách có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi muốn áp dụng phương pháp này, cha mẹ của bé cần phải tham khảo và có sự hướng dẫn kỹ càng của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé.

Bôi thuốc đặc trị

Bôi thuốc đặc trị cho những trường hợp bệnh nhẹ

Bôi thuốc đặc trị cho những trường hợp bệnh nhẹ

Đây là phương pháp trị bệnh vảy nến phổ biến nhất hiện nay, giúp kiềm hãm sự phát triển của bệnh. Thuốc bôi ngoài da chỉ có thể sử dụng trong các trường hợp vẩy nến nhẹ hoặc nằm ở mức độ trung bình. Nếu như vảy nến đã lan ra toàn thân hoặc biến chứng thành các bệnh khác thì cần có sự can thiệp mạnh mẽ hơn.

Những loại thuốc bôi này thường chứa các thành phần dưỡng ẩm giúp tăng độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng khô nứt, bức bối, ngứa ngáy ở trẻ. Thuốc bôi thường phổ biến ở các dạng như kem thoa ngoài da, thuốc mỡ, dung dịch bôi hay Lotion.

Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm

Những trường hợp bệnh trở nặng, việc sử dụng thuốc uống và tiêm là vô cùng cần thiết và khẩn cấp. Hình thức này sẽ giúp ức chế sự phát triển của vảy nến một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra các phản ứng phụ cho đứa trẻ của bạn.

Chính vì vậy, cần phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau cho phù hợp. Và việc dùng thuốc này chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn để tránh gây nên tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, bố mẹ có thể chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian cho trẻ. Tuy nhiên da trẻ khá nhạy cảm, trước khi sử dụng bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh gây tác dụng phụ.

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh vảy nến ở trẻ em để bạn đọc có thể tham khảo. Thông qua bài viết, hy vọng các bạn đã tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích. Từ đó có thêm kinh nghiệm để bảo vệ những đứa trẻ của mình tốt nhất nhé.

Xem thêm: