Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Một số thông tin cần biết khi bị vảy nến

Vảy nến là một trong những bệnh liên quan đến da liễu mãn tính và xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cần biết khi bị vảy nến. Hãy cùng theo dõi nhé.

Vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến hay còn được gọi là viêm da vảy nến. Đây là một trong những kết quả của quá trình sản xuất da nhanh và tăng tốc. Bệnh vảy nến tiếng anh là Psoriasis. Bệnh diễn ra phổ biến và gặp ở hầu hết các lứa tuổi khác nhau. Vảy nến thường xuất hiện ở vùng da dầu, vùng da của các đầu móng tay, móng chân. Hình ảnh bệnh vảy nến thường thấy là các tế bào khô chết trên da tạo thành những vảy dày, xuất hiện hiện tượng khô và có khi là rỉ máu gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Bệnh vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu, móng tay, móng chân

Bệnh vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu, móng tay, móng chân

Bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Theo như y học cổ truyền thì bệnh vảy vến còn có tên gọi khác đó là bệnh bạch sang, bệnh tùng bì tiền. Bệnh xuất hiện do người bị phong hàn, phong nhiệt xâm nhập và lấn chiếm vào cơ thể. Nếu như chúng ta không điều trị kịp thời, để lâu thì dẫn đến tình trạng huyết nhiệt, rối loạn điều hòa trong cơ thể và các tế bào da sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng mà sẽ hình thành bệnh.

Vảy nến tiếng anh trong y học cổ truyền cũng có tên là Psoriasis và căn bệnh này sẽ được giải quyết hiệu quả bởi việc điều trị bệnh từ gốc bằng những bài thuốc Nam và nguyên liệu được làm hoàn toàn từ thảo dược.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến theo Tây Y

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Thế nhưng theo một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng và gây ra bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

  • Bệnh vảy nến xuất hiện do ảnh hưởng tâm lý. Nếu như môi trường sống có nhiều áp lực dẫn đến suy nghĩ nhiều và căng thẳng thì sẽ là một trong những yếu tố gây xuất hiện bệnh vảy nến và khiến cho bệnh tình nặng hơn.
  • Hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn và chịu ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như khi da của bạn tiếp xúc với một môi trường ô nhiễm, có virus, vi khuẩn thì lúc này các tế bào da bị xâm phạm và chết đi và là tác nhân gây bệnh vảy nến.
  • Bệnh vảy nến sinh ra do bị nhiễm khuẩn: Nếu như khi bạn tiếp xúc với những loại chất hóa học và không được vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc cho làn da đúng cách thì bệnh vảy nến cũng có nguy cơ bùng phát.
  • Dưới tác động của yếu tố di truyền: Trường hợp bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ bị mắc vảy nến thì sẽ di truyền và con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ này có thể chiếm tới 30%.

 Bệnh vảy nến xuất hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh vảy nến xuất hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh vảy nến nên ăn gì và cần tránh những loại thực phẩm gì?

Ngoài việc làm theo sự hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ, những người mắc bệnh vảy nến còn cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý và cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Để có thể ngăn bạn bùng phát hoặc tái phát, bệnh nhân nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho cơ thể như:

  • Ăn nhiều rau xanh chứa hàm lượng chất xơ cao
  • Bổ sung nhiều loại trái cây có hàm lượng vitamin A, C,E nhiều
  • Thêm ngũ cốc nguyên cám vào thực đơn hàng ngày...

Bên cạnh một số loại thực phẩm, thức ăn, đồ uống nên ăn trên thì những người bị vảy nến cũng cần tránh một số loại thức ăn sau:

  • Thực phẩm chiên rán có hàm lượng chất béo cao như thức ăn nhanh hay đồ chiên xào
  • Hạn chế ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ...
  • Ăn ít các loại thịt đỏ hơn
  • Không ăn những thực phẩm muối chua như dưa, cà muối...
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn đóng hộp hay những món ăn có sử dụng nhiều gia vị cay và nóng.
  • Không sử dụng những chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cafe

 Bệnh vảy nến không nên ăn hải sản

Bệnh vảy nến không nên ăn hải sản

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì bệnh nhân cũng cần phải lưu ý một số điểm sau trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như:

  • Cần chú ý khi sử dụng các loại hóa chất, mỹ phẩm lên vùng da bị tổn thương. Nên dùng các loại dầu gội hoặc sữa tắm có chứa các thành phần từ tự nhiên và lành tính.
  • Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không nên mặc những loại trang phục quá bó sát và chật. Nên sử dụng những bộ trang phục được làm từ vải mềm, có độ thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế gãi lên vùng da bị ngứa.

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến bệnh vảy nến. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho những người bị vảy nến biết thêm được những thông tin hữu ích hơn để có thể nhận biết và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính và có thể gây nguy hiểm nếu như chúng ta không điều trị bệnh kịp thời và đúng cách. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và tránh chủ quan với bạn. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Xem thêm: