Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Tuấn Hưng bị vảy nến: Căn bệnh có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Tuấn Hưng bị vảy nến từng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Nam ca sĩ từng trải qua những đợt vô cùng căng thẳng và suy sụp tinh thần vì mắc bệnh này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về độ nguy hiểm của bệnh mà nam ca sĩ đã gặp phải nhé.

Chia sẻ của ca sĩ Tuấn Hưng khi bị bệnh vảy nến

Vào khoảng tháng 6 năm 2018, nam ca sĩ Tuấn Hưng đã bất ngờ chia sẻ trên trang mạng cá nhân về việc anh như muốn phát điên vì phát hiện mình bị bệnh vảy nến tấn công. Sau khi đã chữa trị được đỡ được tầm 70% thì Tuấn Hưng đã công khai bệnh và mong muốn rằng có thể hỗ trợ những người xung quanh.

Anh nhận thấy rằng bệnh vảy nến xuất hiện ở rất nhiều người. Do đó anh muốn chia sẻ đến với mọi người bí kíp mà anh đã điều trị bệnh. Và Hưng không có ý định để quảng cáo về các bác sĩ chữa vảy nến giỏi mà chỉ muốn cho khán giả thấy được hình ảnh của bản thân sau một tuần điều trị và có thể thấy rõ hơn những gì mà nam ca sĩ muốn nói.

Tuấn Hưng chia sẻ hình ảnh sau một tuần điều trị vảy nến

Tuấn Hưng chia sẻ hình ảnh sau một tuần điều trị vảy nến

Bệnh vảy nến có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Theo như các chuyên gia về da liễu thì vảy nến là một bệnh liên quan đến da liễu mãn tính và chiếm khoảng 2% dân số. Bệnh này không có khả năng lây lan từ người qua người thông qua đường tiếp xúc nhưng bệnh lại dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh có khả năng lây nhiễm khác như bệnh giang mai, bệnh phong....

Vảy nến là một bệnh lành tính và thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu như bạn biết cách điều trị. Tuy nhiên bệnh lại ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, tâm lí của người bệnh và có thể gây ra một số hệ lụy khác nhau.

Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Bệnh vảy nến không được điều trị khỏi hẳn hoàn toàn và thường phát thành từng đợt. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bệnh tái phát liên tục hoặc rời rạc. Biểu hiện của bệnh vảy nến dễ nhận biết nhất đó là trên da có nhiều mảng đỏ và có giới hạn, vùng da bị tổn thương thường đóng vảy có màu trắng đục... Chúng ta thường thấy bệnh xuất hiện ở các vùng da như da đầu, cùi chỏ, đầu gối, bộ phận sinh dục, vùng nếp gấp... Trường hợp bệnh phát triển nặng thì có thể gây ra toàn thân (gọi là vảy nến toàn thân).

Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nó gây ra một số triệu chứng liên quan như làm hư móng tay, móng chân, gây sưng, đau, và biến dạng các khớp. Một số người da còn có nổi mụn ở bàn tay, bàn chân hoặc nổi mụn rải rác trên khắp người.

Cách phòng bệnh vảy nến giúp ngăn chặn bệnh phát triển và lây lan rộng

Để có thể ngăn chặn bệnh vảy nến bùng phát hoặc lây lan sang diện rộng, mỗi bệnh nhân cần phải nắm được những việc nên làm và không nên làm dưới đây.

Những việc bệnh nhân nên làm

Khi bị vảy nến, người bệnh cần phải hiểu rõ được tinh thần và cần phải sống chung với bệnh một cách lạc quan nhất. Cần phải giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi và giữ một tinh thần vui chơi lành mạnh, thoải mái. Người bệnh phải giữ gìn sức khỏe thật tốt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

Khi phát hiện mắc bệnh cần phải điều trị bệnh ngay từ đầu và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thoa kem dưỡng ẩm cho da và tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình sử dụng các loại thuốc trị bệnh vảy nến. Bởi nếu như không biết cách sử dụng và lạm dụng thuốc thì sẽ khiến cho bệnh nặng hơn.

Điều trị vảy nến đúng cách theo sự tư vấn của bác sĩ

Điều trị vảy nến đúng cách theo sự tư vấn của bác sĩ

Những việc không nên làm

Hạn chế gãi, cào và chà xát vào vùng da bị tổn thương. Khi bị trầy xước cần phải khử trùng và băng bó vết thương ngay tránh để trường hợp bị nhiễm trùng. Không được tự ý sử dụng những loại thuốc nếu như chưa có sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được sử dụng theo đơn thuốc của những bệnh nhân khác bởi mỗi người sẽ có một mức độ và bệnh lí khác nhau.

Khi tắm không sử dụng nước quá nóng hoặc nước quá lạnh. Bởi nó sẽ khiến cho tình trạng khô da và bong tróc xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Có thể tắm lá khế, lá trầu không, lá lốt... đều là những cách trị vảy nến dân gian khá hữu hiệu.

Không sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Hạn chế ăn đồ cay nóng và có nhiều dầu mỡ. Người bệnh không được thức khuya, căng thẳng và suy nghĩ nhiều. Bởi như vậy sẽ khiến cho bệnh có khả năng tái phát nhanh và thậm chí có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.

Chắc hẳn qua bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về căn bệnh mà ca sĩ Tuấn Hưng đã gặp phải. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng để có thể điều trị bệnh hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào các bạn. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến và biết cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Chúc bạn điều trị bệnh thành công và có một sức khỏe tốt. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: