Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Vảy nến da đầu nhẹ và những thông tin bạn cần biết

Vảy nến da đầu nhẹ là một bệnh liên quan đến da liễu và xuất hiện phổ biến. Để tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan về bệnh này mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu nhẹ là bệnh vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu. Bệnh xuất hiện từng mảng vảy và thậm chí là cả vùng đầu. Ban đầu bệnh chỉ ảnh hưởng đến da đầu nhưng sau đó vẫn có thể lây lan lên trán, vùng sau cổ hoặc vùng tai.

Hình ảnh bệnh vảy nến da đầuHình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Vảy da đầu nếu như được điều trị ngay từ đầu thì bệnh có thể được kiểm soát và ít bị tái phát về sau. Những người mắc bệnh vảy nến da đầu nhẹ thì có các triệu chứng như mảng da đầu có màu đỏ, bị sưng lên và có vảy. Trong trường hợp không điều trị đúng khoa học bệnh sẽ phát triển nặng hơn kèm theo những dấu hiệu vảy da đầu sau:

+ Da bị khô, bong tróc và nổi mẩn đỏ và thậm chí là bị nứt nẻ, chảy máu.

+ Vùng da tổn thương có cảm giác nóng, rát và ngứa ngáy.

+ Khu vực bị ảnh hưởng do bệnh gây ra sẽ bị rụng tóc. Tuy nhiên sau khi điều trị thì tóc có thể mọc lại.

+ Vùng da tổn thương lan từ da đầu cho đến những vùng da tại cổ, trán, tai...

Nguyên nhân bị vảy nến da đầu

Hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân bị vảy nến cũng như vảy nến da đầu. Tuy nhiên theo nhiều lần nghiên cứu thì họ cũng đã có khẳng định rằng bệnh vảy nến da đầu nói riêng và bệnh vảy nến nói chung xuất hiện khi hệ thống miễn dịch gửi sai tín hiệu cho tế bào trong cơ thể. Điều này đã khiến cho các tế bào nhân lên nhanh, các tế bào dư thừa không được loại bỏ và để lâu nó tích tụ và nổi lên trên bề mặt da.

Ngoài ra bệnh vảy nến da đầu nhẹ cũng có thể phát triển dựa trên nhiều yếu tố khác như:

+ Yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ bị vảy nến da đầu thường cao hơn so với người bình thường.

+ Sự nhiễm khuẩn: Trên vùng da có những vết thương và bị nhiễm trùng cũng dễ gây ra bệnh vảy nến da đầu.

+ Yếu tố tâm lý: Khi chúng ta gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ làm cho các triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc kích thích chúng khởi phát.

 Vảy nến da đầu phụ thuộc vào cả yếu tố di truyền

Vảy nến da đầu phụ thuộc vào cả yếu tố di truyền

Vảy nến da đầu có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu không phải là một bệnh lý truyền nhiễm. Do đó nếu như bạn tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh này thì hoàn toàn yên tâm là mình sẽ không bị mắc bệnh. Bạn có thể thoải mái sử dụng chung. Tuy nhiên đối với cơ thể của chính người bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần và lây lan rộng hơn.

Cách trị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến có chữa được không? Hiện nay vẫn chưa có thuốc trị vảy nến da đầu dứt điểm hoàn toàn. Nhưng nếu như mức bệnh đang còn nhẹ và bạn điều trị sớm, đúng cách thì sẽ ngăn chặn được những triệu chứng lan rộng.

Những người mắc vảy nến da đầu nhẹ chỉ cần sử dụng một số loại thuốc dùng bôi ngoài da, xen kẽ là các loại dầu gội chuyên dụng và phải biết cách thay đổi lối sống. Một số loại dầu gội dành cho bệnh nhân có chứa một số chất sau:

+ Axit salicylic: Hợp chất này có tác dụng làm lớp ngoài của da đầu bong da và làm mềm vảy da đầu của người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc có chứa thành phần chất này có thể khiến cho da bị kích ứng và gây ra hệ miễn dịch suy yếu, làm rụng tóc.

+ Sản phẩm có chứa hắc ín: hắc ín có nguồn gốc từ than đá có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da. Giúp cho da khỏe mạnh và tránh bị viêm nhiễm.

+ Clobetasol propionate: Hàm lượng chất Clobetasol propionate có trong dầu gội ở mức 0.05% sẽ mang đến hiệu quả và giúp điều trị an toàn.

Sử dụng dầu gội lành tính để điều trị bệnh

Sử dụng dầu gội lành tính để điều trị bệnh

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà

Bạn có thể áp dụng cách trị vảy nến da đầu tại nhà dưới đây để làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra:

+ Sử dụng giấm táo: Bạn dùng giấm táo và thoa đều lên vùng da đầu bị tổn thương. Khi đó nó giúp giảm tình trạng ngứa và tránh rụng tóc.

+ Sử dụng nghệ: Nghệ không chỉ là một gia vị thực phẩm và nó còn có tác dụng làm chất bổ sung hoặc làm gel bôi giúp làm giảm hiệu quả những triệu chứng của bệnh vảy nến.

+ Muối biển chết: Bạn có thể thêm muối biển chết vào nước ấm và gội đầu nó sẽ giúp làm giảm ngứa và đóng vảy. Tuy nhiên khi thực hiện cách chữa vảy da đầu này xong bạn nên thoa kem dưỡng ẩm để cho da không bị khô.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về vảy nến da đầu nhẹ. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Xem thêm: