Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Vảy nến hồng và những điều bạn nên biết

Vảy nến hồng là một bệnh thường gặp về da nhưng người ta rất dễ nhầm lẫn nó với một số bệnh da liễu khác. Để tìm hiểu kĩ hơn về bệnh cũng như những thông tin liên quan mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vảy nến hồng là gì?

Bệnh vảy nến hồng hay còn được gọi bằng tên gọi khác đó là vảy nến phấn hồng. Đây là một bệnh về da liễu và thường gặp ở nhiều người. Tại Việt Nam ước tính căn bệnh này gặp ở khoảng hơn một triệu người.

 Vảy nến hồng xuất hiện ở nhiều người Vảy nến hồng xuất hiện ở nhiều người

Bệnh biểu hiện với những đốm phát ban có hình bầu dục hoặc hình tròn. Kích thước của những đốm này tầm 0,1cm đến 20cm. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da ngực, lưng bụng thậm chí là lan ra cả người. Vảy nến hồng có thể xuất hiện ở tất cả các đối tượng. Tuy nhiên chúng ta thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc trẻ em. Thời điểm bệnh thường phát nhất là lúc giao mùa.

Một dạng bệnh cũng có biểu hiện, triệu chứng giống bệnh vảy nến hồng đó là vảy nến hồng gibert. Bệnh vảy nến hồng gibert là một loại bệnh về da cấp tính và có khả năng lây truyền. Bệnh lành tính và xuất hiện ở tất cả đối tượng. Tuy nhiên nếu như bệnh gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em thì nó có thể để lại một số biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng và phân loại các thể bệnh

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh vảy nến cũng như bệnh vảy nến hồng một cách chính xác. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng có rất nhiều yếu tố gây bệnh. Chẳng hạn như khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá công suất và khiến cho những tế bào da sản xuất số lượng lớn hơn bình thường. Lúc này nó sẽ đẩy lên bề mặt da nhanh và gây ra hiện tượng tích tụ tế bào da, khiến tạo ra những mảng tổn thương đỏ và xuất hiện các vảy.

Cũng có một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bệnh vảy nến hồng xuất hiện do chủng virus Herpes gây ra. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác chẳng hạn như những vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, tinh thần căng thẳng, lo lắng, do yếu tố di truyền hay chịu sự ảnh hưởng từ môi trường.

Người da dựa vào những vùng da bị phát ban, kích thước vùng da bị tổn thương đó để chia thành những dạng vảy nến thể hồng khác nhau. Cụ thể như:

+ Thể mảng bám: Đây là loại vảy nến thể hồng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 70 -80% số người mắc bệnh. Kích thước vùng da tổn thương tầm 2 đến 10cm. Màu sắc nhận biết là có màu đỏ, vảy trắng và xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối...

+ Vảy nến hồng thể giọt: Đây là loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và những người thuộc độ tuổi thiếu niên, Những chấm tổn thương trên vùng da có kích thước tầm 2 đến 20mm và có các ranh giới cụ thể. Khi da người bệnh căng lên thì vùng da bị tổn thương đó sẽ nhạt màu dần. Chúng ta thường bắt gặp bệnh ở các vùng da dưới bụng, vùng lưng và cánh tay...

+ Vảy nến đỏ da toàn thân: Thể bệnh này hiếm gặp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Mức độ bệnh lúc này đã phát triển nặng và khó điều trị. Bệnh nhân sẽ có vùng da toàn thân bị đỏ và xuất hiện nhiều vảy trắng bao phủ.

+ Vảy nến hồng thể mủ: Bệnh nhân thường sốt cao và đau rát rất nhiều. Những vùng da bị bệnh thường sẽ có màu trắng.

Vảy nến hồng gây ngứa ngáy, khó chịuVảy nến hồng gây ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh vảy nến hồng có lây không?

Theo như các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến hồng không thể lây nhiễm qua con đường tiếp xúc thông thường. Vì vậy chúng ta hoàn toàn yên tâm có thể tiếp xúc với người bệnh một cách tự tin, thoải mái.

Tuy nhiên bệnh lại có khả năng lan ra trong chính cơ thể người bệnh. Vì vậy khi mắc bệnh chúng ta phải có cách điều trị phù hợp để ngăn bệnh lây lan và tái phát.

Cách trị vảy nến hồng tại nhà

Vảy nến có tự khỏi không? Bệnh vảy nến hồng có khả năng tự khỏi sau khoảng 2 đến 10 tuần. Việc điều trị chủ yếu ở đây là điều trị những triệu chứng ngứa. Người ta có thể dùng một số cách trị vảy nến phấn hồng tại nhà như sau:

Sử dụng thuốc bôi trị bệnh vảy phấn hồng

Một số loại thuốc trị bệnh vảy phấn hồng được các chuyên khoa da liễu khuyên dùng như:

+ Thuốc kháng virus famcyclovir, acyclovir hoặc một số loại thuốc kháng sinh khác. Tác dụng của những loại thuốc này là làm rút ngắn thời gian bị bệnh và tránh tình trạng bội nhiễm.

+ Một số loại thuốc bôi ngoài chứa các thành phần chủ yếu như acid salicylic có tác dụng làm bong vảy.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm bong trócSử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm bong tróc

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc đông y để điều trị bệnh tại nhà như sử dụng các loại thảo dược như nhũ hương, hoàng bá, phục linh, bạch thược.... Những loại thảo dược này sẽ được dùng làm thuốc bôi giúp cho hệ miễn dịch trong cơ thể được hoạt động điều hòa. Một số vị thuốc như ba chạc, lá sòi, phá cổ chỉ được đun để lấy nước tắm. Nó giúp cho làn da chống viêm, giảm ngứa, giúp da mềm mại và cải thiện tốt hơn tình trạng bị bong tróc...

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vảy nến hồng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức và có hiểu biết sâu xa về bệnh hơn để có cách điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Xem thêm: