Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Tìm hiểu về bệnh vảy nến ở chân và dấu hiệu nhận biết

Vảy nến là một trong bệnh da liễu thường gặp. Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, bệnh vảy nến ở chân là tình trạng tương đối phổ biến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

Vảy nến ở chân là gì?

Đối với những người bình thường, quá trình đào thải các tế bào da chết diễn ra trong khoảng 28 đến 30 ngày. Những tế bào này sau khi bị chết đi thì được đẩy lên phía trên của bề mặt da rồi tự động rơi ra khỏi cơ thể trong quá trình chúng ta vệ sinh.

Tuy nhiên, với những vùng da bị nhiễm bệnh vảy nến thì quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng 3 đến 4 ngày. Các tế bào da chết liên tục bị đẩy lên trên bề mặt của da nhưng chúng lại không thể rơi ra khỏi cơ thể. Lớp tế bào này liên tục tích tụ lại sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, vùng da tổn thương bị sưng đỏ, có các lớp vảy trắng gợn lên trên da trông giống như sáp nến.

Tình trạng vảy nến ở chân

Tình trạng vảy nến ở chân

Phân loại vảy nến ở chân

Những vị trí phổ biến thường xuất hiện vảy nến đó là da đầu, khuỷu tay hay đầu gối. Ngoài ra, bị vảy nến ở chân cũng là một trong những tình trạng thường gặp của bệnh vảy nến. Thông thường, vảy nến chân sẽ xuất hiện ở móng chân, bàn chân hoặc các khớp chân.

Vảy nến ở móng chân

Các triệu chứng của vảy nến móng chân rất dễ để người bệnh có thể phát hiện ra. Khi mắc bệnh, móng chân sẽ mất đi độ mượt mà cũng như bóng bẩy thường có. Thay vì màu trắng hồng thông thường, móng sẽ bị đổi thành màu vàng hoặc màu thâm đục.

Ngoài ra, bề mặt của móng sẽ trở nên sần sùi, biến dạng, sờ vào thấy gờn gợn, lấn cấn. Hoặc móng cũng có các chấm rỗ nhỏ. Tình trạng bệnh này rất dễ phát hiện tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh.

Vảy nến ở khớp chân

Đây là một trong những trường hợp vảy nến gây ra các vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Bởi lẽ, nó không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở các khớp chân như khớp gối, khớp ngón chân, mắt cá chân. Khi mắc bệnh, các khớp sẽ sưng tấy, đỏ và khiến cho người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, thường xuyên phải chịu những cơn đau từ khớp chân. Vảy nến ở khớp chân còn được gọi là viêm khớp vảy nến.

Khi có dấu hiệu của bệnh vảy nến khớp chân, cần phải đến ngay các trung tâm hay cơ sở y tế uy tín để được khám chữa bệnh. Nếu như không điều trị kịp thời và dứt điểm, vảy nến sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng xấu cho người bệnh. Trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể sẽ bị tàn tật.

Vảy nến khớp chân

Vảy nến khớp chân

Vảy nến ở chân và bàn chân

Vảy nến cũng có thể gây bệnh từ đùi xuống đến bàn chân của người bệnh. Ở phân loại này, vảy nến sẽ xuất hiện ở ba thể: vảy nến thể mảng, vảy nến thể mụn và vảy nến đảo ngược.

Vảy nến mụn mủ

Thể vảy nến này thường gặp nhất là xuất hiện ở lòng bàn chân của người bệnh. Đúng như tên gọi của nó, vảy nến mụn mủ có chức các khối mủ trắng, mùi hôi, gây đau nhức cho người bệnh. Bên cạnh đó, do xuất hiện ở lòng bàn chân, nên người bệnh sẽ khó khăn trong việc di chuyển.

Tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động của người bệnh bởi nó có khả năng lan ra toàn bộ chân của bệnh nhân.

Vảy nến lòng bàn chân

Vảy nến lòng bàn chân

Vảy nến thể mảng

Đây là trường hợp mà vảy nến thường xuyên xuất hiện ở vùng đầu gối của chân theo từng mảng. Hiện tượng vảy nến này thường khiến cho vùng da của người bệnh bị sưng tấy và đỏ ửng lên. Trên bề mặt của vùng da bị viêm xuất hiện các vảy tế bào có màu trắng hoặc màu bạc bị bong tróc.

Nếu không được điều trị kịp thời, thể vảy nến này có thể nhanh chóng lan rộng sang các vùng da xung quanh như bắp chân , đùi hoặc mu bàn chân.

Vảy nến đảo ngược

Đây là tình trạng bệnh xuất hiện ở phía sau đầu gối của bệnh nhân, thể vảy nến này rất khó điều trị, gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người mang bệnh. Vùng da bị tổn thương thường tương đối rộng và lan nhanh.

Trên bề mặt của vùng da này không khô ráp như các thể vảy nến thường gặp. Thay vào đó da sẽ bị nứt thành từng mảng, sưng đỏ có chứa các vảy ẩm bị tích tụ lâu ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến đảo ngược cũng tương tự như nguyên nhân bệnh vảy nến dạng khác khác đó là do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn.

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Người bệnh chỉ có thể can thiệp bằng cách bôi thuốc đặc trị, sử dụng liệu pháp ánh sáng và điều trị toàn thân để có thể hạn chế tối đa sự phát triển cũng như bùng phát của vảy nến trên cơ thể.

Bởi vảy nến nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh mà nó còn gây ra những hệ quả vô cùng nghiệm trong cho cơ thể. Chính vì vậy, cần phải chăm sóc da thường xuyên, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu cho thấy chân bị vảy nến, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và tư vấn chữa bệnh kịp thời.

Xem thêm: