Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Vảy nến ở mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Vảy nến ở mặt là một trong những bệnh về da liễu phổ biến. Bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng nhưng khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Để tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến cũng như nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt. Tuy nhiên các chuyên gia có thể khẳng định rằng bệnh do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn và bị xấu đi đã tác động đến sự hoạt động của tế bào. Khi đó các tế bào da nhân đôi với số lượng nhiều và để lâu sẽ bị tích tụ lại và nổi bên trên bề mặt da mặt.

Bên cạnh đó bệnh còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

+ Do yếu tố di truyền: Cũng như các dạng thể vảy nến khác, nếu như trong một gia đình có bố mẹ hoặc bất kỳ người thân nào mắc bệnh vảy nến da mặt thì con cái sinh ra cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.

+ Những người có tiền sử về bệnh dị ứng như hen, suyễn, viêm phế quản, viêm da cơ địa, phát ban thì cũng có nguy cơ mắc bệnh.

+ Tâm lý căng thẳng mệt mỏi dẫn đến tình trạng bệnh bùng phát.

+ Bị nhiễm trùng da

+ Bị tiểu đường, béo phì

+ Những người bị thiếu hụt các loại vitamin D

Bệnh vảy nến da mặtBệnh vảy nến ở mặt

Biểu hiện bệnh vảy nến ở mặt

Để có thể nhận biết được bệnh vảy nến da mặt chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện và triệu chứng cơ bản sau:

+ Thời gian đầu thì vùng da mặt của người bệnh sẽ bị khô và gây ra hiện tượng nứt nẻ. Trên da xuất hiện những lớp sừng màu trắng, hoặc hồng dày và càng ngày càng bong tróc nhiều.

+ Ở giai đoạn tiếp theo thì da mặt bắt đầu có những nốt, đám hoặc những mang tổn thương có kích thước trung bình tầm 2 đến 4cm. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, và phải gãi thường xuyên. Thế nhưng khi chúng ta càng gãi thì càng cảm thấy ngứa. Và nếu gãi trong thời gian dài thì nó sẽ tạo thành vòng xoắn bệnh lý. Bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ bị chảy máu, nhiễm trùng và gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

+ So với những người bình thường thì người mắc bệnh sẽ có vành mắt màu đỏ và cứng hơn bình thường. Bệnh càng tiến triển nặng thì những lớp vảy trắng càng bao phủ vào vùng lông mi và có thể sẽ khiến cho người bệnh bị giảm khả năng quan sát.

+ Ngoài ra bệnh còn có những triệu chứng liên quan và xuất hiện ở vùng lưỡi, lỗ mũi, niêm mạc hoặc ống tai của bệnh nhân.

+ Không chỉ xuất hiện ở da mặt mà bệnh còn xuất hiện thêm ở gò má, trán, môi trên hoặc lên cả da đầu.

Da mặt người bệnh bị khô và bong trócDa mặt người bệnh bị khô và bong tróc

Cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Đối với vùng da mặt cực kì nhạy cảm và nó thường yếu và mỏng hơn so với những vùng da khác ở trên cơ thể. Vì vậy bệnh nhân nên cẩn thận và điều trị đúng khoa học nếu như không muốn nó bị ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi thực hiện theo bất kì phương pháp nào chúng ta cũng nên tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt thông thường.

Sử dụng một số loại thuốc

Theo các chuyên gia về da liễu thì những người bị vảy nến ở mặt có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để làm mềm da, chống viêm, làm ức chế sự phát triển của tế bào. Điển hình như:

+ Loại thuốc chứa thành phần corticosteroid với hàm lượng thấp: Nó sẽ có tác dụng giúp tiêu viêm, giảm ngứa và bong tróc da.

+ Thuốc tổng hợp vitamin D: Có thể sử dụng thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ để bôi với tác dụng làm chậm quá trình sản sinh và nhân đôi tế bào da.

+ Thuốc dùng để uống hoặc tiêm tĩnh mạch: Một số loại thuốc có chứa thành phần như methotrexate, retinoids...

Sử dụng phương pháp quang trị liệu

Quang trị liệu là một trong số những phương pháp điều trị vảy nến trên da mặt hiệu quả và hiện đại nhất trong y học. Phương pháp này sử dụng bức xạ tia sáng để chiếu vào vùng da mặt giúp hạn chế và làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng kích thích tổng hợp thêm vitamin B cho da và ngăn chặn sự suy giảm miễn dịch, cải thiện bệnh nhanh chóng.

Một số cách điều trị từ thiên nhiên

Ngoài việc điều trị bằng Tây y thì người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp điều trị có sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên chẳng hạn như giấm táo, nha đam, dầu dừa, ... Tuy nhiên với cách điều trị này thì mang lại hiệu quả chậm hơn. Nhưng nó lại rất an toàn và không gây kích ứng cho da và ảnh hưởng đến thẩm mĩ của người bệnh...

Điều trị bệnh vảy nến ở mặt bằng nguyên liệu thiên nhiên

Điều trị vảy nến ở mặt bằng nguyên liệu tự nhiên

Trên đây là một số thông tin về vảy nến ở mặt. Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh và nguyên nhân gây bệnh để từ có thể tìm ra một hướng điều trị đúng và phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: