5 cách để nam giới luyện giọng nói nam tính
Có được giọng nói trầm ấm là mong muốn của mọi người đàn ông. Hãy cùng chung tôi luyện qua các cách để luyện giọng nói nam tính hơn nhé!
Mỗi chàng trai đều có cho mình rất nhiều những ý kiến riêng về việc trở thành một người đàn ông trưởng thành. Đó là về cách họ hành động và thể hiện bản thân với nửa còn lại của thế giới. Ví dụ như ấn tượng đầu tiên họ tạo được qua điện thoại. Và đối với nhiều chàng trai, giọng nói của họ có thể sẽ là một nguồn bất an nếu không không được trầm hay không “manly" như họ nghĩ.
Dù không thể thay đổi được giọng nói của mình vĩnh viễn nếu như không có sự can thiệp của y tế. Nhưng có một bài tập mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây mà nam giới có thể thực hàng để nói với âm vực sau hơn. Việc thực hiện chúng còn phụ thuộc vào từng cá nhân và mục tiêu cụ thể của mỗi người. Nếu ai muốn hiệu chỉnh lại giai điệu hoặc thanh âm của mình, trước tiên nên có sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu giọng nói hoặc huấn luyện viên giọng nói để tránh vô tình làm hỏng các nếp gấp tại thanh quản.
1. Thở bằng cơ hoành
Có thể cách bạn thở thường ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. Thử hít sâu bằng mũi và đưa không khí vào trong sau đó xuống hết mức có thể. Sau đó, hãy thở ra từ từ và nói điều gì đó. Bạn có thể cảm thấy được rung động khi nói. Kỹ thuật này - phổ biến với các diễn viên và ca sĩ - có thể giúp bạn kiểm soát được cao độ của giọng nói.
2. Thổi bong bóng
Tất cả chúng ra, ở một thời điểm nào đó đã thổi bong bóng một cách vu vơ qua ống hút ở một ly soda hoặc trà sữa. Hóa ra, đây là cách “đặt lại” giọng nói được sử dụng một cách rộng rãi. Theo Trung tâm Giọng nói Quốc gia, kỹ thuật sử dụng ống hút kéo giãn và thả lỏng dây thanh quản có thể giúp giọng nói khỏe hơn và ít bị khàn hơn.
3. Ngáp dài và thở dài
Nói một cách dễ thở hơn và đầy khao khát như thể qua một tiếng thở dài. Việc này có thể giúp hạ thấp giọng nói của bạn. Sau một lần ngáp dài, bạn có thể sử dụng tiếng thở dài để chuyển sang âm vực thấp hơn. Một lợi thế ở đây là giọng khán và hơi thở được cho là một trong những điều quyến rũ nhất ở giọng nói của nam giới.
4. Ngâm nga
Khi bạn ngâm nga, bạn chính là đang hâm nóng giọng nói của mình. Điều này giúp bạn kiểm soát giọng nói ở mức độ cao hơn. Hãy thử hít thở sâu sau đó ngâm nga càng lâu càng tốt, một lần nữa đi xuống thang âm để tìm ra âm điệu thấp hơn.
5. Chủ động uốn nắn giọng nói
Có 3 cách để uốn giọng: hướng lên, trung lập và hướng xuống. Dạng trung lập dẫn đến một cách nói đơn điệu giống rô bốt, trong khi lệch hướng lên trên có thể khiến mọi câu nói nghe như là câu hỏi. Mặt khác, nhắm mục tiêu xuống độ cong sẽ làm cho giọng nói của bạn nghe trầm hơn khi bạn kết thúc câu ở âm vực thấp hơn.
6. Đọc bằng miệng
Đây là một phương pháp cực kỳ tuyệt vời. Nó sẽ mang lại kết quả rõ rệt sau thời gian ngắn áp dụng. Bạn có thể đọc sách hay đọc bất kỳ thứ gì mà bản thân yêu thích. Hãy cố gắng đọc như bản thân là biên tập viên của một đài truyền hình. Ngừng lại giữa các dấu câu, lướt nhanh qua những phần quan trọng và cố gắng nhấn mạnh vào những cụm từ cảm thấy quan trọng. Sau cùng, cần lưu ý lấy hơi trước khi đọc từng câu.
7.Điều chỉnh giọng nói
“Giọng nói của mình khi tức giận sẽ như thế nào?”
“Giọng nói của mình khi buồn sẽ như thế nào?”
“Giọng nói của mình khi vui sẽ như thế nào?”
Bạn hãy chỉ sử dụng từ “mặc định" cho tất cả các trạng thái cảm xúc của mình. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để chúng ta có thể cải thiện được giọng nói của mình. Bạn hãy thử nói câu “Tôi sẽ thay đổi" theo 3 cung bậc cảm xúc ở trên xem khác biệt như thế nào nhé.
8. Làm sao để có giọng nói “vang như chuông đồng"?
Độ to tự nhiên của giọng nói sẽ không thay đổi được. Nhưng chúng ra có thể nói to và vang hơn thông qua việc tạo ra cộng hưởng âm.
Âm thanh chính là hơi thở đi lên từ ngực, thông qua thanh quản đến khoang miệng và khoang mũi để ra ngoài. Cộng hưởng âm là điều khiển các bộ phận của cơ thể trên đường đi của âm thanh để chúng có thể khuếch đại âm lên.
Những người nói giọng vang rất biết cách để kiểm soát vùng “mặt nạ" - khu vực khoang mũi và khoang miệng. Ca sĩ chuyên nghiệp có thể đẩy âm qua các xoang cánh mũi và khiến âm trở nên rung và sáng.
Nếu làm đúng cách, chúng ta có thể cảm nhận được sự rung động ở vùng mặt mỗi khi nói hoặc hát.
Tuy nhiên không nhất thiết phải nghiên cứu sâu ở vùng “mặt nạ", chúng ta nên đảm bảo cho âm thanh được thoát ra ngoài một cách thoải mái nhất. Một số người bị mắc tật nói giọng mũi làm cho giọng nói nghe như bị nghẹt mũi, tạo ra cảm giác rất khó chịu.
Nguyên nhân chính là do họ không biết nhấc phần ngạc mềm trong họng lên để hạn chế phần hơi thở đi vào mũi (hình 1 phía trên). Lời khuyên khái quát nhất đó là nên đảm bảo đường thở thông thoáng và tập mở miệng lớn mỗi khi nói.
Đừng lo lắng nếu như giọng nói của mình chưa được nam tính, hãy luyện giọng nói nam tính và phát triển bản thân của mình đến mức tốt nhất có thể. Tuy nó không hẳn sẽ giúp bạn trở thành một người dẫn chương trình truyền hình nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Xem thêm: