Nghề gốm sứ Bình Dương: Tinh hoa đất Việt
Bên cạnh vẻ đẹp văn hóa các làng gốm sứ Bát Tràng, Biên Hòa, Bàu Trúc,… thì gốm sứ Bình Dương cũng mạng lại cho mình một nét văn hóa riêng và tạo nên một thương hiệu có tên tuổi được người dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và đang từng ngày khẳng định đẳng cấp trong thị trường tại Việt Nam. Bình Dương nổi tiếng với những làng gốm lâu đời như: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh,…
Lịch sử phát triển nghề gốm sứ Bình Dương
Theo một số kết quả khai quật khảo cổ học tại tỉnh Bình Dương, nghề gốm nơi đây do người một nhóm cộng đồng người Việt gốc Hoa tạo ra khá sớm, vào khoảng thế kỉ XIX. Gốm sứ vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong giai đoạn đầu, các sản phẩm đều mang phong cách gốm Phúc Kiến. Trong giai đoạn này, các lò gốm ở Bình Dương sản xuất chủ yếu các sản phẩm gia dụng như lu, vại, nồi đất, tô, chén, bình trà gốm sứ… phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong địa phương. Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phước Khánh là 3 lò gốm lớn và phát triển nhất tỉnh.
Có thể chia lịch sử phát triển của nghề gốm sứ Bình Dương thành 4 giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn hình thành và phát triển (1867 – 1945)
- Giai đoạn thịnh vượng (1945 – 1975)
- Giai đoạn tiến bộ kỹ thuật (1975 -1986)
- Giai đoạn tái phát triển (1986 đến nay).
Những lò gốm truyền thống ở Bình Dương
Với nhu cầu thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, thẩm mỹ của con người ngày càng cao, vào những năm 1950 – 1960, các lò gốm ở đây đã bắt đầu sản xuất thêm gốm sứ trang trí để đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài nước.
Cho đến khoảng cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, sản xuất gốm sứ theo quy trình công nghiệp hiện đại được sử dụng để thay thế cho các hầu hết các lò nung truyền thống. Các mẫu mã sản phẩm, màu men, trang trí mỹ thuật đa dạng và sắc sảo hơn… đại diện cho dòng gốm mỹ nghệ cao cấp đó là gốm sứ Minh Long.
Đặc điểm của gốm sứ Bình Dương
Những sản phẩm gốm sứ đa dạng về mẫu mã, chủng loại, vừa mang nét văn hóa truyền thống, vừa mang phong cách hiện đại.
Gốm sứ Bình Dương hiện nay đã có gần 300 cơ sở sản xuất gốm và tập trung chủ yếu ở Tx. Thuận An, Tp. Thủ Dầu Một và Tx. Tân Uyên, cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm, đặc biệt là gốm sứ công nghiệp và gốm sứ mỹ nghệ.
Gốm sứ Bình Dương được làm từ đất sét. Các chủ lò thường mua sẵn đất sét với số lượng lớn. Và trước khi đưa vào sản xuất đất sét được phơi nắng cho rỏ phèn. Sau khi phơi đất sét tiếp tục được ngâm qua hai lần nước, lọc lấy phần nhựa rồi được nhào thật nhuyễn. Phần đất sét được sử dụng làm gốm sứ được gọi là Hồ.
Vẻ đẹp tinh tế của gốm sứ Minh Long
Với những hình ảnh được khắc họa trên gốm sứ như lũy tre làng, những cánh cò quê hương hay cậu bé chăn trâu thổi sáo cũng như những xóm làng Bắc Bộ, vùng sông nước miền Tây, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước Việt… Đây là những hình ảnh mang nét văn hóa đặc trưng nổi bật của các sản phấm gốm nơi đây. Chính vẻ đẹp giản dị đó đã làm nhiều người say đắm và lựa chọn để trang trí cho không gian nội thất của gia đình mình.
Mặc dù gốm sứ Bình Dương còn nhiều khó khăn so với thị trường hiện nay, song đang có sự phát triển vượt bậc so với trước. Sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước đều rất ưa chuộng, đặc biệt là những sản phẩm gia dụng, sản phẩm lọ hoa gốm trang trí cao cấp,… Với sự nỗ lực không ngừng, gốm sứ Bình Dương đã và đang từng ngày phát triển, dần dần chinh phục được các thị trường khó tính như châu Âu và châu Mỹ.
Các sản phẩm gốm sứ với những họa tiết điêu luyện, sắc sảo đậm chất văn hóa Việt đã mang lại những giá trị văn hóa cũng như giá trị kinh tế cao cho tỉnh Bình Dương. Gốm sứ không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế cho Bình Dương mà còn góp phần tô điểm cho vẻ đẹp văn hóa con người Bình Dương thêm đa màu, đa sắc.
Xem thêm:
- Lễ hội miếu Ông Bổn – nét đặc trưng văn hóa người Hoa ở Bình Dương
- Điêu khắc gỗ - Nghề truyền thống của Bình Dương
- Lễ hội trái cây Lái Thiêu – Nét văn hóa đặc trưng từ bao giờ không ai hay biết