Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Bình Dương phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa

Chú trọng đến ngành nông nghiệp, từ năm 2011 tỉnh Bình Dương đã triển khai chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa gắn liền với công nghiệp chế biến. Nghĩa là sẽ ứng dụng công nghệ cao vào sự phát triển của nông nghiệp.

Phát triển bền vững với nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu của tỉnh là ngành nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng với quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp tập trung. Muốn vậy, tỉnh đã phê duyệt báo cáo đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam đến hết năm 2020. Theo đó, nông nghiệp của phía Nam tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo hướng đô thị, ứng dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác tốt các nguồn lực sẵn có.

Phát triển nông nghiệp công nghiệp cao

Như kế hoạch đã được định sẵn, thời gian qua công nghệ cao đã được ứng dụng trong ngành sản xuất hoa quả của các doanh nghiệp cá nhân của tỉnh Bình Dương như là: VietGAP, GlobalGAP...

Ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương - cho biết, hiện tỉnh Bình Dương có hơn 2.754 ha diện tích đất ứng dụng công nghệ cao vào vào trồng trọt, chăn nuôi.

Thời gian tới tỉnh Bình Dương cần tập trung thiết lập, củng cố mối liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nông sản, trái cây với các kênh phân phối... Đồng thời tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, đó là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ một cách bền vững nhất.

Mục tiêu: Nông nghiệp sạch và xuất khẩu

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa nghĩa là sẽ chú trọng vào việc phát triển nông nghiệp sạch và đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào ngành sản xuất nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả sản xuất, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hơn.

UBND tỉnh Bình Dương đã chọn Công ty U&I làm chủ đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái đầu tiên ở Bình Dương, với quy mô trên 400 ha, tại xã An Thái, huyện Phú Giáo. Hiện khu nông nghiệp này đã lấp đầy được 36% diện tích, trong đó diện tích trồng chuối với khoảng 100 ha ngoài ra còn có dưa lưới, cam, bưởi, quýt, chanh và các loại rau củ quả...

Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là xuất khẩu nông nghiệp sạch

Theo ông Phạm Quốc Liêm, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp U&I, mỗi năm Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái đưa ra thị trường trên 200 tấn dưa lưới mỗi năm, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện công ty đang chuẩn bị đầu tư nhà máy chế biến tại khu vực này để tăng giá trị cho nông sản..

Các sản phẩm của khu nông nghiệp này đã xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia UAE… Ngoài ra, công ty còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị lớn như Saigon Co.op, Aeon, Lotte, Big C...

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Bình Dương - cho biết, việc tìm đầu ra cho nông sản, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây đặc sản, hướng đến xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng của tỉnh để thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa đã tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như được ưa chuộng tại nước ngoài. Đây là bước đi đúng đắn, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương.