Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Dịch tả heo Châu Phi diễn biến phức tạp và còn nhiều bất cập

Dịch tả heo châu Phi hiện vẫn đang diễn biến phức khá phức tạp ở Bình Dương. Cụ thể là ở 47 xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Bình Dương có heo bị nhiễm bệnh và gần 12000 con heo đã bị tiêu hủy.

Tính từ ngày 23/2/2019 khi xuất hiện ổ dịch tả heo Châu Phi đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, ổ dịch đã hoành hành hơn 21 ngàn hộ chăn nuôi heo thuộc 484 xã ở 27 huyện của tỉnh này. Đến tháng 5 vừa qua, dịch tả heo Châu Phi tiếp tục lan rộng đến 7 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Và các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng không tránh khỏi dịch bệnh, trong đó có Bình Dương.

Dịch tả heo Châu Phi diễn biến phức tạp và còn nhiều bất cập 1

Dịch tả heo diễn biến phức tạp ở Bình Dương

Hệ lụy của dịch bệnh

Dịch tả heo Châu Phi đã gây thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi. Không những thế, hệ lụy của dịch bệnh này còn có thể kéo dài dai dẳng. Đáng lo nhất, nhiều người chăn nuôi bỏ chuồng trại không dám tái đàn. Và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt heo rất có thể xảy ra.

Thông tin dịch tả heo lây lan khắp nơi làm cho giá heo hơi xuống thấp. Sức mua cũng giảm mạnh làm tình hình tiêu thụ càng thêm khó khăn hơn do dịch bệnh kéo dài và quy mô ngày càng rộng. Điều này dẫn đến tâm lý hoang mang cho các hộ chăn nuôi tái đàn liệu có an toàn không, còn người mua thì lại e dè.

Cách nhận biết heo bị dịch bệnh

Bệnh dịch tả heo Châu Phi ảnh hưởng đến tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Đây là một loại bệnh do vi rút họ Asfarviridae có ADN phức hợp gây ra. Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và điều trị do vi rút này có tính đề kháng với môi trường.

Dịch tả heo Châu Phi diễn biến phức tạp và còn nhiều bất cập 2

Cách nhận biết heo bị dịch bệnh

Để phối hợp hiệu quả trong công tác ứng phó với dịch bệnh này, bà con cần biết về những dấu hiệu bệnh dịch cụ thể như sau:

  • Trong đàn heo có những con heo sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, mắt đỏ lên do viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt.
  • Triệu chứng khó thở, đi xiêu vẹo, lảo đảo và không đứng vững.
  • Heo bị bón hoặc tiêu chảy và sau đó chết rất nhanh.
  • Khi chết,xuất hiện xuất huyết ở những vành tai, trong dịch mũi có lõm máu. Đặc biệt trong đàn có heo nái chết thì khả năng nghi ngờ bệnh rất cao.
  • Xảy thai cóthể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%.

Bất cập trong việc tiêu hủy heo bị dịch bệnh

Dịch tả heo châu Phi không lây bệnh sang người, tuy nhiên chính con người lại là mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn. Cụ thể là do con người tiêu hủy heo bị dịch bệnh không đúng quy trình khiến dịch bệnh lây lan thêm.

Trước mắt, các ban lãnh đạo, chính quyền vẫn còn đang gặp một vài bất cập trong vấn đề tiêu hủy heo bệnh. Có 2 giải pháp tiêu hủy được đề xuất đó là chôn và đốt. Tuy nhiên việc chôn heo bệnh cần lựa chọn địa điểm và quy mô thích hợp, còn giải pháp đốt có thể gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, không có lò đốt và hao tốn nhiều chi phí. Việc tiêu hủy heo bệnh không theo quy trình nghiêm ngặt là lý do khiến cho dịch bệnh tiếp tục kéo dài và lây lan.

Vì thế, để đề phòng dịch tả heo Châu Phi, bà con nên tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của các cơ quan thú y để xử lý đúng cách, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Xem thêm: