Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Quy trình tiêu hủy heo bị dịch tả châu Phi ở những khu vực nhiễm bệnh

Dịch tả heo châu Phi đang có những diễn biến khá phức tạp tại Bình Dương. Hiện nay đã có đến 47 xã, phường, thị trấn xảy ra dịch tả heo châu Phi và gần 12 ngàn con heo đã bị tiêu hủy. Việc tiêu hủy heo nhiễm bệnh cũng cần phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Việc tiêu hủy heo hiện còn nhiều bất cập

Hiện nay những quy trình tiêu hủy heo nhiễm dịch tại nhiều địa phương vẫn có nhiều diễn biến bất cập vì quá trình thực hiện không đúng với quy trình. Đặc biệt là thiếu đất để chôn lấp heo nhiễm dịch, đây cũng là nguyên nhân lý do vì sao số lượng heo nhiễm dịch vẫn chưa được dập tắt.

Quy trình tiêu hủy heo bị dịch tả châu Phi ở những khu vực nhiễm bệnh 1

Dịch tả heo châu Phi có khả năng lây lan nhanh chóng

Việc tiêu hủy heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi nếu không thực hiện đúng quy trình và vệ sinh chuồng trại thì sẽ vừa gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân cư tại đây. Do đó, Đối với những hộ dân đã và đang chăn nuôi heo thì cần phải phối hợp với cơ quan của địa phương và tuân thủ quy trình tiêu hủy heo nhiễm dịch, tránh tình trạng lây lan sang những khu vực khác.

Quy trình tiêu hủy heo nhiễm dịch tả heo Châu Phi

Theo đúng quy trình thì khi thấy heo có những dấu hiệu mắc bệnh người dân cần phải thông báo đến cán bộ thú y địa phương để kịp thời phòng chống dịch bệnh. Tùy vào từng quy mô và mức độ của ổ dịch mà có những biện pháp tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chôn lấp phù hợp.

Nguyên tắc tiêu hủy lợn là cần phải tiến hành làm chết động vật bằng điện hoặc một số phương pháp khác. Địa điểm tiêu hủy dịch bệnh phải gần với khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh vì nếu chuyển đi xa sẽ khiến cho virus phát tán ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến những đàn chăn nuôi khác.

Quy trình tiêu hủy heo bị dịch tả châu Phi ở những khu vực nhiễm bệnh 2

Tiến hành tiêu hủy đàn heo bị bệnh đúng cách

Phải tiến hành vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại trước và sau khi tiêu hủy. Đồng thời người tham gia vào quá trình tiêu hủy bệnh cần phải được vệ sinh và sát trùng cẩn thận nhằm tránh lây lan bệnh.

2 biện pháp chính để tiêu hủy dịch bệnh đó là chôn và đốt, đa phần người dân sẽ lựa chọn chôn lấp bởi việc đốt sẽ không có lò cũng như hao tốn nhiều tiền bạc. Nếu trường hợp chôn ở ngoài khu vực ổ dịch thì heo phải được cho vào bao và buộc chặt miệng sau đó mới tiến hành chôn lấp.

Vì phải trải qua rất nhiều quy trình nghiêm ngặt trong việc tiêu hủy heo bị dịch mà một số địa phương hầu như đã không tuân thủ đúng. Đấy cũng là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh lây lan và phát tán ngày càng mạnh hơn.

Do đó, bà con tuyệt đối không nên vứt xác lợn bừa bãi đặc biệt là những khu vực sông, suối... bởi khi đó việc kiểm soát dịch bệnh sẽ khó hơn gấp nhiều lần. Đồng thời tuân thủ quy định về phòng, chống dịch tả heo châu Phi theo sự hướng dẫn của cơ quan thú y để tránh dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Xem thêm: