Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Biện pháp xử lý khi đặt tiền cọc mua bán nhà rồi lừa đảo

Có không ít người bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sau khi đã đặt tiền cọc mua nhà. Vậy phải làm thế nào khi đặt tiền cọc mua bán nhà rồi lừa đảo? Hãy tham khảo một số thông tin về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Chiêu trò lừa tiền đặt cọc mua bán nhà

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, công ty “ma” hoạt động gian dối trong lĩnh vực bất động sản. Những kẻ này thường dụ dỗ những người có nhu cầu mua nhà, đất nền bằng những lời mật ngọt với thủ đoạn tinh vi.

Thông thường, chúng thường rao bán các sản phẩm thuộc dự án lừa đảo với mức giá tương đối thấp so với giá trung bình trên thị trường để thu hút được sự quan tâm của người mua. Sau đó, gửi những thông tin chi tiết về hình ảnh cũng như các giấy tờ pháp lý đến cho người có nhu cầu mua nhà để tạo dựng được lòng tin cho khách hàng.

Có rất nhiều chiêu trò dụ dỗ người mua nhà đặt cọcCó rất nhiều chiêu trò dụ dỗ người mua nhà đặt cọc

Khi khách hàng tỏ ra khá ưng thuận, chúng lấy cớ để hoàn thành các giấy tờ, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất để yêu cầu khách đặt cọc. Và thông thường, với một căn nhà, chúng có thể áp dụng hình thức lừa đảo này với nhiều khách hàng nhẹ.

Sau khi đã thành công cầm được tiền đặt cọc từ những vị khách nhẹ dạ cả tin, chúng lập tức cao chạy xa bay. Những người ở lại rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, bắt đầu hành trình tố giác, kiện tụng. Thậm chí là tranh chấp quyền sử dụng đất với những người cùng cảnh ngộ.

Biện pháp xử lý khi bị lừa đảo

Khi rơi vào trường hợp bị lừa đảo, người mua cần thử các biện pháp khác nhau từ đàm phán trực tiếp nhẹ nhàng. Nếu không giải quyết được vấn đề thì phải nhờ đến sự can thiệp và vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Trực tiếp đàm phán

Đầu tiên, người mua có thể sử dụng đến biện pháp đàm phán nhẹ nhàng để khiến cho sự việc không xé ra to và biết đâu bạn có thể thu lại được kết quả tốt đẹp nhất.

Khi phát hiện ra mình bị lừa, người mua hãy tìm cách thông tin đến đối tượng lừa đảo rằng mình đã phát hiện ra vấn đề này. Cùng với đó là thu thập những chứng cứ, giấy tờ có liên quan thể hiện sự giả dối của những đối tượng này trong việc giao dịch mua bán nhà đất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những biện pháp mạnh mẽ, mang tính răn đe và “dọa nạt” chúng. Hãy thông báo rằng, bạn sẽ sẵn sàng nhờ pháp luật can thiệp, gửi những giấy tờ, tài liệu chứng minh hành vi lừa đảo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu như chúng không muốn giải quyết êm đẹp.

Đàm phán nhẹ nhàngĐàm phán nhẹ nhàng

Thông thường, những kẻ này thường “có tật giật mình” và bất cứ ai cũng sợ hãi khi dính líu đến pháp luật và phải đứng trước vành móng ngựa. Chính vì vậy, nếu sớm phát hiện ra mình bị lừa đảo, người mua có thể sử dụng biện pháp đàm phán nhẹ nhàng này. Rất có thể, những kẻ lừa đảo sẽ thấy sợ hãi mà phối hợp giải quyết sự việc một cách êm thấm nhất có thể.

Khởi kiện và tố cáo hành vi lừa đảo

Khi sự đã rồi và những kẻ lừa đảo cũng đã cao chạy xa bay thì phương án cho bạn đó chính là nhờ đến sự can thiệp và vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây thực chất là con đường cuối cùng khi bạn không thể làm việc và giải quyết êm đẹp mọi việc với đối tượng lừa đảo.

Lúc này, người mua cần phải làm đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo để có các biện pháp hợp lý nhất giải quyết tình trạng cũng như quyền sở hữu căn nhà đã đặt tiền cọc.

Đối với những trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sẽ bị pháp luật nghiêm minh trừng trị. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, những kẻ này sẽ bị khởi tố điều tra và có mức thi hành án phù hợp cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tố tụng.

Làm gì để hạn chế xảy ra tình trạng bị lừa đảo đặt cọc?

Kinh nghiệm mua nhà đất để không bị lừa, nhất là hạn chế tối đa khả năng bị lừa đảo đặt cọc tiền mua nhà, người mua cần phải tỉnh táo và tìm hiểu kỹ càng về thông tin căn nhà cũng như chủ sở hữu của nó.

Tìm hiểu kỹ thông tin về căn nhàTìm hiểu kỹ thông tin về căn nhà

Muốn làm được điều này, người mua cần phải có những trao đổi trực tiếp với chủ căn hộ, yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất. Đồng thời liên hệ với phòng Tài nguyên – Môi trường trên địa bàn để xác thực thông tin.

Bên cạnh đó, nắm rõ các điều khoản được đề ra trong hợp đồng. Nếu có muốn bổ sung điều khoản nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân hãy thẳng thắn trao đổi với chủ sở hữu, tìm ra biện pháp hợp tình hợp lý nhất.

Cùng với đó, có thể tiếp cận những người sinh sống xung quanh căn nhà, chắc chắn bạn sẽ thu thập được không ít thông tin có ích.

Trên đây là tất cả những chia sẻ xung quanh câu chuyện đặt tiền cọc mua bán nhà rồi bị lừa đảo để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích. Từ đó, có thêm kinh nghiệm cho bản thân trong việc mua bán nhà đất và bất động sản.

Xem thêm: