Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Những chiêu thức khiến người bán nhà bị lừa

Hiện nay có quá nhiều trường hợp những người mua nhà bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thế nhưng chẳng riêng gì người đi mua, kể cả những chủ sở hữu có trong tay giấy tờ nhà đất cũng bị lừa bán. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc một số chiêu thức khiến người bán nhà bị lừa.

Những chiêu thức lừa đảo người bán nhà

Những kiểu lừa đảo khi mua nhà đất có lẽ không xa lạ gì với mọi người. Nhưng trường hợp người bán nhà bị lừa thì khá lạ lẫm. Có không ít chủ sở hữu căn nhà do sơ suất hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật đã bị kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mất trắng mọi thứ.

Đánh tráo giấy tờ

Đây là một chiêu thức lừa đảo giấy tờ nhà đất mới với thủ đoạn vô cùng tinh vi mà những kẻ lừa đảo thường xuyên sử dụng trong thời gian gần đây. Tinh vi bởi lẽ chúng sử dụng chiêu thức vô cùng đơn giản nhưng vẫn qua mặt được những chủ sở hữu của căn nhà.

Thông thường những kẻ lừa đảo này không hoạt động riêng lẻ mà cần đến sự trợ giúp của đồng bọn. Ban đầu, chúng sẽ đóng vai người muốn mua nhà để tiếp cận với những chủ sở hữu đang có nhu cầu bán nhà.

Đánh tráo giấy tờ nhà đất

Đánh tráo giấy tờ nhà đất

Sau đó, trong quá trình nói chuyện, trao đổi các thông tin với nhau, kẻ gian sẽ yêu cầu chủ nhà cung cấp sổ đỏ và các giấy tờ liên quan đến đất để tham khảo và kiểm tra. Bên cạnh đó, lấy cớ rằng cần nghiên cứu về khu đất, căn nhà, chúng sẽ xin chủ nhà một bản phô tô các giấy tờ trên.

Tuy nhiên, đây chính là mắt xích quan trọng để chúng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Dựa vào những thông tin mà chủ nhà đã cung cấp, kẻ gian sẽ tiến hành sao chép, làm giả giấy tờ về quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan. Bằng sự tinh vi, bản sao những giấy tờ này trông có vẻ không khác gì so với bản gốc.

Tiếp theo, một tên khác sẽ hoàn thành nốt phần kịch bản còn lại. Hắn vẫn vào vai một người mua nhà và yêu cầu được xem các giấy tờ chứng từ liên quan đến nhà đất. Lúc này chính là thời cơ để những kẻ gian ra tay.

Lợi dụng sự thiếu cảnh giác và sơ xuất của chủ nhà,chúng sẽ nhanh tay đánh tráo những giấy tờ này. Cuối cùng, trong tay chúng là giấy tờ thật còn chủ sở hữu căn nhà đang cầm một bản giấy tờ giả.

Nếu như không cẩn thận, những người bán nhà rất dễ rơi vào tình huống oái oăm này, trở thành con mồi sa vào cái bẫy mà những tên lừa đảo đã dựng sẵn.

Lừa đảo dựa trên sự tín nhiệm

Hầu hết, mỗi người trong chúng ta đều sống với nhau bằng sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, đôi khi lòng tin của chúng ta lại bị phản bội. Sự phản bội đến từ những người thân cận nhất.

Giấy tờ chuyển nhượng nhà đất

Dùng sự tín nhiệm để lừa giấy tờ nhà đất

Thông thường, chiêu thức lừa đảo này thường xảy ra với những người đang có nhu cầu xoay tiền, gom vốn trong thời gian gấp gáp. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thể đứng tên để vay ngân hàng mà phải nhờ đến một người khác.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật của chủ nhà, kẻ gian sẽ yêu cầu chủ sở hữu làm thủ tục chuyển nhượng ngôi nhà cho mình. Cái cớ mà chúng đưa ra đó là cần phải có bất động sản thì mới có thể vay tiền ngân hàng.

Khi mọi thủ tục đã hoàn tất, hắn sẽ giao chủ chủ nhà số tiền mà họ cần vay, số tiền này có thể thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật sự của căn nhà. Còn căn nhà thì đã có chủ sở hữu mới.

Lúc này, những kẻ gian đã có trong tay giấy tờ nhà đất, chúng có thể rao bán căn nhà một cách công khai bởi lẽ mọi giấy tờ trong tay chúng đều là bản gốc.

Như vậy, kẻ gian lợi dụng sự tín nhiệm của chủ nhà để dựng nên một kịch bản lừa đảo tinh vi, chỉ đợi chủ nhà sa bẫy mà thôi.

Làm gì khi phát hiện mình bị lừa đảo?

Khi gặp phải những tình huống như vậy, chắc chắn gia chủ sẽ vô cùng phẫn nộ, hoang mang và rối rắm. Bởi lẽ đây là tài sản không hề nhỏ đối với mỗi gia đình.

Đàm phán trực tiếp

Trong trường hợp bạn phát hiện ra mình bị lừa đảo trong thời gian sớm thì có thể tìm cách thông báo hoặc gặp mặt trực tiếp chúng.

Đàm phán trực tiếp

Đàm phán trực tiếp

Hãy cho chúng biết rằng bạn đã phát giác ra hành vi lừa đảo. Nếu như chúng không hoàn trả lại mọi thứ về đúng chỗ của nó thì bạn có thể nhờ cơ quan chức năng vào cuộc. Bằng cách này, biết đâu bạn có thể lấy lại được tài sản của mình trong hòa bình và êm đẹp.

Làm đơn tố cáo

Trong trường hợp bạn phát giác hành vi này muộn hoặc không thể liên lạc được với những kẻ lừa đảo, kẻ gian không có sự phối hợp giải viết sự việc êm thấm. Lúc này, con đường cuối cùng của bạn đó là làm đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền, chờ điều tra, làm rõ vụ án.

Trên đây là một số chiêu thức cũng như biện pháp xử lý khi người bán nhà bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã tìm thấy những thông tin hữu ích. Từ đó, cảnh giác hơn trong việc mua bán nhà đất, bất động sản.

Xem thêm: