Tại sao Bình Dương không lên thành phố trực thuộc Trung ương?
Bình Dương là một tỉnh phát triển ở phía Nam của tổ quốc. Tuy nhiên nhiều năm trôi qua, Bình Dương vẫn chưa thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đọc một số lý do giải đáp cho thắc mắc tại sao Bình Dương không lên thành phố cũng như những quyết tâm của thủ tướng Chính phủ về việc phát triển Bình Dương.
Bình Dương có mấy thành phố? Bình Dương là tỉnh thành duy nhất có 3 thành phố, nhưng lại không phải là thành phố trực thuộc trung ương.
Lý do Bình Dương không lên thành phố?
Bình Dương đã rất nỗ lực phát triển trong nhiều năm qua và cũng từng nằm trong đề án trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Thế nhưng, do vẫn còn thiếu sót một số tiêu chí mà tỉnh này vẫn chưa thể lên thành phố.
Trong đó, có hai tiêu chí nổi bật nhất mà Bình Dương không đáp ứng được đó là mật độ dân số và đơn vị hành chính trực thuộc. Theo quy định về tiêu chí được đặt ra, để có thể trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì số lượng đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh phải là 11. Hiện tại, đơn vị hành chính cấp huyện của Bình Dương đang là 9 đơn vị.
Bình Dương đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của thủ tướng Chính phủ, Bình Dương đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020 với những lộ trình cụ thể, rõ ràng, từng bước đạt được mục tiêu của thành phố.
Quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Thủ tướng đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ Bình Dương trong lộ trình này. Năm 2019, thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Đây được xem là một điều chỉnh vô cùng phù hợp và cần thiết cho sự phát triển chung của Bình Dương. Tạo mọi điều kiện để Bình Dương có thể từng bước trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi, là tiền đề giúp Bình Dương có thể trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, khu công nghiệp Mai Trung tại Bình Dương với diện tích lên đến 51 ha đã được xem xét và quyết định đưa ra khỏi lộ trình quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp của cả nước trong năm 2020.
Bên cạnh đó, đã bổ sung vào đề án Quy hoạch các khu công nghiệp khác bao gồm khu công nghiệp Tân Lập 1 (20 ha), khu công nghiệp Bình Dương Riverside ISC (600 ha), khu công nghiệp Vĩnh lập (500 ha) và khu công nghiệp VIệt Nam – Singapore III hay còn gọi là VSIP III (1000 ha). Tất cả các khu công nghiệp này đều được đưa vào đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của cả nước đến năm 2020.
Bản đồ điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp ở Bình Dương
Trong những khu công nghiệp tiêu biểu của Bình Dương thì Bình Dương Riverside ISC được lựa chọn định hướng cho một khu công nghiệp đa ngành. Nơi đây có thể sản xuất được hầu hết các loại hình của ngành công nghiệp, bao gồm các ngành điện cơ bản như điện máy, công nghiệp, công nghệ thông tin, chất bán dẫn, cơ khí,… và nhiều loại hình công nghiệp khác.
Thay đổi này chính là một tiền đề quan trọng giúp cho việc phát triển các khu đô thị được diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt là việc quy hoạch và phát triển khu đô thị Bến Cát.
Ngoài ra, việc đầu tư cho khu công nghiệp VSIP III cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là điều chỉnh giúp khai thác triệt để quỹ đất từ hai tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5.
Đồng thời, điều này cũng giúp khu công nghiệp tạo nên những quỹ đất mới, phục vụ cho các dự án đầu tư theo hình thức công – tư. Tất cả những điều này góp phần vô cùng quan trọng cho việc cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như đô thị ở khu vực phía Bắc của huyện Tân Uyên.
Bên cạnh đó, việc đầu tư VSIP III làm tăng khả năng kết nối với các khu công nghiệp VSIP II cũng như khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2, 3. Từ đó, có thể kết hợp với nhau dễ dàng, tạo nên một chuỗi khu công nghiệp hiện địa. Phát triển các khu đô thị nằm dọc tuyến đường vành đai 4.
Khu công nghiệp VSIP III
Như vậy, theo quy hoạch đề ra, Bình Dương sẽ có tổng 33 khu công nghiệp tập trung. Cùng với đó là phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở phía Bắc của tỉnh. Giúp đảm bảo việc sản xuất hàng hóa, phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, thương mại cũng như giao lưu hàng hóa.
Bên cạnh đó, thành phố mới Bình Dương được ra đời cũng là một trong những yếu tố để đẩy mạnh quá trình Bình Dương lên thành phố. Dự án thành phố mới Bình Dương do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) đầu tư. Từ ngày dự án này xuất hiện, đất thành phố mới Bình Dương càng ngày nổi bật và thu hút nhà đầu tư hơn.
Ngoài ra, theo thực tế, Bình Dương là một trong những tỉnh có khả năng thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây cũng chính là một trong những bước chuẩn bị cơ bản, là tiền đề cho sự phát triển của Bình Dương trong những năm tới.
Cùng với sự hỗ trợ và giúp sức của thủ tướng Chính phủ, Bình Dương đang từng bước nỗ lực để trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Trên đây là một số chia sẻ xung quanh câu chuyện tại sao Bình Dương chưa thể lên thành phố để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích cũng như có thêm cái nhìn khái quát về sự phát triển của Bình Dương. Từ đó, lý giải cho câu hỏi vì sao Bình Dương chưa trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Xem thêm: