Binhduongvncity: Bản tin Bình Dương

Bình Dương lúc mưa lúc nắng, làm thế nào để bảo vệ sức khỏe bản thân?

Bình Dương thời gian này lúc thì trời nóng như lửa đốt, lúc thì mưa giông kéo dài. Đối diện với thời tiết như vậy, mỗi người đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Điểm mặt những căn bệnh đáng ghét khi hết nắng chuyển sang mưa

Trời đang nắng vàng ngập lối, bỗng ở đâu cơn mưa đùng đùng kéo đến, chẳng những khiến người ta trở tay không kịp, mà sự thay đổi đó còn khiến người “dầm mưa dãi nắng” mắc phải nhiều căn bệnh về hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hen suyễn tái phát mạnh.

Chưa hết, độ ẩm của da cũng mất cân bằng đột ngột, kéo theo 2 hệ lụy không ai mong muốn: Một là da khô nhanh chóng, thô ráp, sần sùi; hai là có xu hướng đổ dầu và mọc mụn.

Mùa mưa dễ khiến cơ thể mắc bệnh

Mùa mưa dễ khiến cơ thể mắc bệnh

4 nguyên tắc chăm sóc cơ thể những ngày trời “ẩm ương”

Người ta thường ví con gái giống như thời tiết “sáng nắng, chiều mưa”, có lẽ là thời tiết của tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả miền Nam nói chung. Khi mùa khô kết thúc vào cuối tháng 4 là mùa mưa của tháng 5 bắt đầu kéo tới. Gọi là mùa mưa nhưng đâu có mưa triền miên, mà mưa bớt chợt, mưa xen kẽ những trận nắng oi đầu.

Biết rõ trong ngày sẽ có ít nhất một trận mưa thì người dân Bình Dương phải biết cách “sống chung với lũ”. Nghĩa là phải biết bảo vệ sức khỏe của bản thân, để khi đứng giữa sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng không cuống quýt, và nhất là càng không bị các căn bệnh thường gặp. Muốn vậy, hãy nắm vững 4 nguyên tắc sau đây:

1. Tăng cường sức đề kháng cho bản thân

Có rất nhiều cách để bạn tăng sức đề kháng cho mình, trong đó dễ thực hiện nhất chính là bổ sung qua đường ăn uống. Nhớ là phải uống thật nhiều nước, đủ 2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm mát, giàu nước như trái cây có múi và rau củ. Với lượng nước dồi dào cùng lượng vitamin C được dung nạp, cơ thể ắt sẽ sản sinh ra đề kháng chống các cơn cảm vặt khi trời mưa đột ngột.

Uống nhiều nước vào mùa mưa để tăng sức đề kháng

Uống nhiều nước vào mùa mưa để tăng sức đề kháng

2. Biết cách giữ cơ thể khô và sạch

Việc mắc mưa khiến cơ thể nhiễm nước chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh cảm cúm. Là người dân miền Nam năm nào cũng sống chung với mùa mưa kéo dài ắt hẳn bạn đã tự biết trang bị cho mình những vật dụng cần thiết khi ra ngoài? Đó là ô dù, áo mưa, khăn giấy khô... để cơ thể luôn sạch và khô ráo. Nếu chẳng may mắc mưa, hãy nhanh chóng lau khô các vùng da có nếp gấp như cổ hoặc trong mặt cánh tay. Khi về đến nhà, phải thay ngay quần áo và giữ ấm cho bàn tay, bàn chân nhé!

3. Cẩn thận với không khí sau mưa

Mưa kéo theo độ ẩm tăng cao, cũng chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Chúng tồn tại trong không khí, bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy được nhưng lại hít thở hàng ngày. Vì vậy bên cạnh việc đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài mỗi lần mưa xong, bạn phải vệ sinh nhà cửa thường xuyên, khi ở trong nhà thì nên mở cửa để không khi lưu thông, đón nguồn không khí tươi mát vào nhà.

Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài sau trời mưa

Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài sau trời mưa

4. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Mùa mưa bạn dễ bị vi khuẩn tấn công, chính vì vậy mà hệ tiêu hóa của bạn sẽ yếu đi, biểu hiện là các chứng lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy... Để phòng bệnh, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho chính mình. Theo đó, hạn chế ăn những món ăn chế biến ngoài đường, thay vào đó đảm bảo ăn chín uống sôi tại nhà, ăn ít dầu mỡ, ăn thêm các loại rau xanh và uống nhiều nước...

Nắm vững 4 nguyên tắc nói trên thì mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 sẽ không khiến bạn sợ hãi nữa. Chúc bạn vượt qua mùa mưa một cách an toàn, khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: